QUY CHẾ CHI TIÊU HỖ TRỢ

Sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật giai đoạn 2016-2020

Của Hội LH. Văn học nghệ thuật Nghệ An.

– Căn cứ Quyết định số 650/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT, báo chí  ở Trung ương và các Hội VHNT địa phương, hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội nhà báo địa phương giai đoạn 2016-2020;

– Căn cứ Thông tư số: 16/2016/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2016 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 650/QĐ-TTg ngày 25/4/2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2016-2020;

– Căn cứ Thông tư số: 42/2017/TT- BTC ngày 28/4/2017 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT, báo chí ở TW và các Hội VHNT địa phương, hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2016-2020;

–  Căn cứ kết luận kỳ họp thứ  III Ban chấp hành khoá X Hội LH. VHNT Nghệ An;

Ban Thường vụ Hội LH. Văn học nghệ thuật Nghệ An ban hành “Quy chế chi tiêu hỗ trợ sáng tạo công trình tác phẩm VHNT giai đoạn 2016-2020  gồm các nội dung sau:

  1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
  2. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo, nghiên cứu, sưu tầm, lý luận phê bình, quảng bá tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật cho Hội LH VHNT Nghệ An giai đoạn 2016-2020 trong các lĩnh vực văn học, mỹ thuật, âm nhạc, múa, sân khấu, nhiếp ảnh cho các đề tài:

  1. Về lịch sử, về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, về việc bảo vệ và xây dựng đất nước trong bối cảnh hiện nay;
  2. Đề cao, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc;
  3. Về công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những nhân tố, những con người tích cực trong xã hội.
  4. Thiếu niên, nhi đồng, dân tộc thiểu số, nông thôn (đặc biệt là đề tài nông thôn mới)
  5. Sự nghiệp phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội thời kỳ mới trong phạm vi toàn quốc hoặc ở từng địa phương.
  6. Chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2)  Đối tượng áp dụng:

Tác giả, nhóm tác giả là hội viên Hội LH VHNT Nghệ An hoạt động sáng tạo VHNT, công trình phù hợp với các đề tài được Thủ tướng phê duyệt (nêu ở điểm 1)

Tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm, công trình VHNT có chất lượng cao chưa được đầu tư và được Hội đồng xét duyệt của Hội thông qua, hoặc được Ban biên tập tạp chí Sông Lam xét chọn tác phẩm xuất sắc hàng năm; phù hợp với các đề tài được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (nêu ở điểm 1)

II- PHẠM VI HỖ TRỢ.

  • Hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT (Công trình VHNT được hiểu là công trình sáng tạo, nghiên cứu, sưu tầm, lý luận phê bình, quảng bá VHT) gọi chung là các hoạt động thường xuyên bao gồm:
  1. Tổ chức các hội thảo, hội nghị nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, tập huấn bồi dưỡng tài năng VHNT, tổ chức trại sáng tác, thâm nhập thưc tế nhằm sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT hoặc trao đổi, toạ đàm, tiếp nhận thông tin nâng cao nghiệp vụ.
  2. Mua tài liệu, cập nhật thông tin phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT, mua vật tư thuê máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị theo hợp đồng thực tế và theo quy định hiện hành.
  3. Hỗ trợ tác giả, nhóm tác giả thực hiện hoạt động sáng tạo tác phẩm và công bố tác phẩm, công trình VHNT.
  4. Hỗ trợ công tác tổ chức thẩm định đề cương, đánh giá, nghiệm thu tác phẩm công trình VHNT.
  5. Hỗ trợ quảng bá tác phẩm, công trình VHNT theo hợp đồng thực tế và quy định hiện hành.
  6. Hỗ trợ liên quan trực tiếp đến hoạt động sáng tạo VHNT: tiền công, in ấn tài liệu, phô tô coppy, văn phòng phẩm…
  • Hoạt động sáng tạo VHNT chất lượng cao

Dành cho những tác giả có đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, năng lực và điều kiện sáng tác những tác phẩm, công trình VHNT có chất lượng cao về đề tài trong phạm vi hỗ trợ; có tác phẩm mới đã hoàn thành: Văn xuôi là những tập ký, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết có dung lượng 150 trang in trở lên; nghiên cứu LLPB là những công trình nghiên cứu sưu tầm nghiên cứu LLPB có độ dày 150 trang in trở lên; Thơ là những tập thơ, trường ca có độ dày khoảng 100 trang in; Âm nhạc là hợp xướng, balat nhiều chương, tập nhạc, nhạc kịch, chùm ca khúc;  Múa là những vở múa có thời lượng 15 phút trở lên; Sân khấu là những kịch bản có ít nhất 3 màn, tập kịch bản ngắn có chất lượng; Mỹ thuật là bức tượng, tranh hoành tráng có chất lượng cao; Nhiếp ảnh là những tập sách ảnh, tập ảnh có giá trị;… là những sáng tác mới, đảm bảo những quy định tại tiết 1, mục I quy chế này.

III- ĐIỀU KIỆN VÀ QUY TRÌNH ĐỂ HỖ TRỢ

  1. Các hoạt động thường xuyên
  2. Chi hội cơ sở, các ban chuyên môn, chuyên ngành đề xuất nội dung, kế hoạch đăng ký.
  3. Các hội viên, tác giả tham gia đi thực tế, trại sáng tác đăng ký thời gian, địa điểm đăng ký đề tài, chủ đề kèm theo đề cương phác thảo một số nét chính tác phẩm đăng ký, Ban chuyên môn tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ và thẩm định đánh giá tác phẩm hoàn chỉnh.
  4. Ban Thường vụ duyệt nội dung, chương trình ra quyết định tổ chức hoạt động và quyết định kinh phí hỗ trợ hoạt động. Kế hoạch được xây dựng đầu năm thông qua Ban chấp hành, giữa năm căn cứ thực tế hoạt động Hội, Ban Thường vụ có thể xem xét điều chỉnh, báo cáo Ban chấp hành tại phiên họp gần nhất.
  5. Hỗ trợ công bố, xuất bản tác phẩm VHNT
  6. Chương trình hỗ trợ chỉ dành cho các tác giả tự bỏ kinh phí để xuất bản, công bố tác phẩm không hỗ trợ các tác phẩm, công trình VHNT đã được ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương, hỗ trợ hoặc cấp kinh phí thực hiện)
  7. Để được hỗ trợ các tác giả phải có đủ các điều kiện:
  • Đơn xin hỗ trợ xuất bản, công bố tác phẩm.
  • Hợp đồng liên kết xuất bản (bản chính).
  • Hoá đơn trả tiền in hoặc phiếu thu hợp lệ.
  • Nộp 3 ấn phẩm (sách, băng đĩa,…)
  1. Thời gian xuất bản, công bố tác phẩm tính từ 21 /11 năm trước đến 20/11 năm sau.
  2. Đầu tư hỗ trợ tác phẩm, công trình VHNT chất lượng cao
  3. Đối tượng tham gia chương trình này theo điểm 2 mục II “phạm vi hỗ trợ”, phải có đơn xin đầu tư, và nạp tác phẩm (bản thảo) bản chính.
  4. Các ban chuyên ngành chịu trách nhiệm giới thiệu tác giả có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên, tổ chức thẩm định tác phẩm, bỏ phiếu, có biên bản đề nghị Ban thường vụ xét duyệt quyết định.
  5. 3. Thời gian nộp hồ sơ xin đầu tư, hỗ trợ hạn chót là 20/11 hàng năm (tác giả ở xa, được căn cứ theo dấu bưu điện chuyển phát nhanh). Ban chuyên môn tổ chức thẩm định, đánh giá chất lượng, khối lượng, xếp loại (từ 21/11 đến 30/11).
  6. NGUỒN KINH PHÍ HỖ TRỢ, PHƯƠNG THỨC VÀ MỨC HỖ TRỢ
  7. Nguồn kinh phí hỗ trợ.
  8. Nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương theo quyết định 650/QĐ-TTg của Thủ thưởng chính phủ.
  9. Nguồn hỗ trợ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
  10. Phương thức hỗ trợ.
  11. Căn cứ vào các hoạt động cụ thể, quy mô phạm vi công việc thời gian, số lượng… và định mức kinh phí hỗ trợ được phân bổ hàng năm để định mức hỗ trợ.
  12. Hỗ trợ theo nguyên tắc tập trung, không hỗ trợ bình quân, hình thức, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế, căn cứ vào tính chất công việc, chất lượng tác phẩm để hỗ trợ hợp lý và có hiệu quả.
  13. Mức hỗ trợ:
  14. Chi tổ chức các hội thảo, hội nghị nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, tập huấn bồi dưỡng tài năng VHNT, toạ đàm trao đổi tiếp nhận thông tin nâng cao nghiệp vụ, tổ chức trại sáng tác.

Nội dung và mức chi được áp dụng tại Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010, và Thông tư số: 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010.

Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo tại thành phố trực thuộc tỉnh, tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh, mức hỗ trợ các bài giảng, tham luận theo Thông tư số: 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010; và tiền ăn cho người dự không quá 100.000đ/người/ngày.

– Chi tổ chức trại sáng tác, thâm nhập thực tế. Nội dung và mức chi được áp dụng tại thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010.

– Thanh toán tiền phương tiện đi lại.

Phụ cấp lưu trú: + Đi ngoại tỉnh: 150.000đ/ người/ngày

+ Đi nội tỉnh: Các huyện đồng bằng, miền núi thấp: 120.000đ/người/ngày

+ Các huyện miền núi cao: 150.000đ/người/ngày

Tiền thuê phòng nghỉ: Phải có hoá đơn thanh toán:

Đi ngoại tỉnh mức tối đa:          400.000đ – 500.000đ/phòng

Đi nội tỉnh: các huyện tối đa:  250.000đ – 300.000đ/phòng

– Chi đầu tư hỗ trợ sáng tác hoàn chỉnh tác phẩm cho các tác giả đi thực tế hoặc dự trại sáng tác  từ  500.000đ – 1.500.000đ.

– Chi cho các Ban chuyên ngành, các Chi hội cơ sở tổ chức hội thảo, tập huấn, đi thực tế, mở trại sáng tác… một lần trong năm theo kế hoạch được thường trực Hội phê duyệt không quá 12.000.000đ.

Chi tổ chức các hội thảo khoa học sáng tạo tác phẩm công trình VHNT nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ tài chính. Mức chi cụ thể:

+ Người chủ trì hội thảo:                                            200.000đ – 300.000đ

+ Thư ký hội thảo:                                                      100.000đ – 150.000đ

+ Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng: không quá:    600.000đ

+ Đại biểu được mời tham dự:                                      100.000đ/người/ngày

Chi mua tư liệu, tài liệu cập nhật thông tin mới, mua vật tư, thuê máy móc thiết bị phục vụ lớp tập huấn, hội nghị hội thảo theo thực tế và theo quy định hiện hành.

Chi hỗ trợ tác giả, nhóm tác giả thực hiện hoạt động sáng tạo công bố tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật.

+ Các tác phẩm được công bố, xuất bản có đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được Ban chuyên môn đề nghị, Ban Thường vụ quyết định xếp loại, được hưởng mức hỗ trợ:

Loại A: Từ:  8.000.000đ – 10.000.000đ

Loại B: Từ:  6.000.000đ – 7.000.000đ

Loại C: Từ:  3.000.000đ – 5.000.000đ

+ Các tác phẩm hoặc cụm tác phẩm xuất sắc trên tạp chí Sông Lam hàng năm đã được Ban biên tập xét chọn, xếp loại và hỗ trợ theo mức:

Loại A: từ   2.000.000đ – 2.500.000đ

Loại B: từ    1.500.000đ – 1.800.000đ

  1. Chi hỗ trợ công tác tổ chức thẩm định đề cương, đánh giá, nghiệm thu tác phẩm công trình VHNT. Mức chi trả thù lao cho các thành viên hội đồng: 150.000đ/người/ngày.
  2. Chi hỗ trợ quảng bá tác phẩm công trình VHNT theo hợp đồng thực tế và quy định hiện hành.
  3. Chi tổ chức, hướng dẫn, đánh giá, kiểm tra sơ kết, tổng kết chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tác VHNT, theo quy định của Nhà nước.
  4. Chi hỗ trợ liên quan trực tiếp dến hoạt động hỗ trợ sáng tác VHNT: tiền công, in ấn tài liệu, phô tô coppy và văn phòng phẩm, bưu phẩm và một số hoạt động khác căn cứ hoá đơn thực tế và các quy định hiện hành của Nhà nước.
  5. Hoạt động sáng tạo VHNT chất lượng cao cho tác giả, nhóm tác giả.

+ Hỗ trợ đầu tư sáng tạo tác phẩm chất lượng cao:

Loại A: Từ 8.000.000đ – 10.000.000đ

Loại B: Từ: 6.000.000đ – 7.000.000đ

Các trường hợp đặc biệt là công trình tập thể, cần đầu tư thêm, Ban thường vụ sẽ xem xét, quyết định (bằng phiếu kín) với ít nhất 75% số phiếu đồng ý; nhưng không vượt quá 50% theo quy định).

  1. HIỆU LỰC THI HÀNH.

Quy chế này áp dụng từ quý  IV/2019

Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc, bất hợp lý, Ban Thường vụ sẽ nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

                                                                                      T/M BAN THƯỜNG VỤ

                                                                                                CHỦ TỊCH

(Đã ký)

                                                                                               Hồ Mậu Thanh